Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

Kích thước các khổ giấy

 Trong lĩnh vực in ấn và làm việc văn phòng hằng ngày, chúng ta sẽ tiếp xúc với khá nhiều loại khổ giấy khác nhau. Tùy vào từng ứng dụng sẽ cần có những kích thước phù hợp. Ngay sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về kích thước các khổ giấy nhé!

Table of Contents [Hide]

1. Tại sao cần tìm hiểu kích thước các khổ giấy?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại khổ giấy khác nhau. Việc tìm hiểu và nắm được chi tiết các khổ giấy sẽ mang lại những lợi ích như sau.
Giúp người dùng lựa chọn được kích thước giấy phù hợp với công việc cần thực hiện; nhất là công việc văn phòng với nhiều loại giấy tờ có liên quan.
Đảm bảo những nội dung cần được thể hiện trên giấy đúng, đủ và đẹp; đáp ứng mọi tiêu chuẩn về hình thức.
Các thông tin nếu được in ấn trên các loại giấy có kích thước phù hợp  sẽ đem lại tính thẩm mỹ cao hơn.
Lựa chọn đúng khổ giấy sẽ tiết kiệm thời gian cho người thực hiện hoạt động in ấn.
Thể hiện tính chuyên nghiệp của người sử dụng sản phẩm khổ giấy.

Tại sao cần tìm hiểu kích thước các khổ giấy

2. Các loại kích thước khổ giấy

Kích thước các khổ giấy A

Kích thước của các khổ giấy A, như được xác định theo tiêu chuẩn ISO 216, được đưa ra trong bảng bên dưới sơ đồ theo cả milimet và inch (có thể lấy số đo cm bằng cách chia giá trị mm cho 10). Biểu đồ kích thước giấy khổ A, bên dưới bên trái, thể hiện trực quan về cách các kích thước liên quan đến nhau – ví dụ A5 là một nửa khổ A4 và A2 là một nửa khổ A1.
Kích thước của khổ giấy A0 là 841 x 1189 mm.
Kích thước của khổ giấy A1 là 594 x 841 mm.
Kích thước của khổ giấy A2 là 420 x 594 mm.
Kích thước của khổ giấy A3 là 297 x 420 mm.
Kích thước của  khổ giấy A4 là 210 x 297 mm.
Kích thước của khổ giấy A5 là 148 x 210 mm.
Kích thước của khổ giấy A6 là 105×148 mm.
Kích thước của khổ giấy A7 là 74×105 mm.
Kích thước của khổ giấy A8 là  52×74 mm.
Kích thước của khổ giấy A9 là 37×52 mm.
Kích thước của khổ giấy A10 là 26×37 mm.
Kích thước của khổ giấy A11 là 18×26 mm.
Kích thước của khổ giấy A12 là 13×18 mm.
Kích thước của khổ giấy A13 là 9×13 mm.

>> Tìm hiểu thêm các sản phẩm: Chỉ may bao bì 

Kích thước các khổ giấy a

Kích thước các khổ giấy B

Các kích thước của khổ giấy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A. Và cũng tương tự như các loại khổ A. Khổ giấy loại B cũng được chia ra nhiều loại kích thước khác nhau. Và được quy định từ B0 – B12.
Kích thước của khổ giấy B0 là 1000×1414 mm.
Kích thước của khổ giấy B1 là 707×1000 mm.
Kích thước của khổ giấy B2 là 500×707 mm.
Kích thước của  khổ giấy B3 là 353×500 mm.
Kích thước của khổ giấy B4 là 250×353 mm.
Kích thước của khổ giấy B5 là 176×250 mm.
Kích thước của khổ giấy B7 là 88×125 mm.
Kích thước của khổ giấy B8 là 62×88 mm.
Kích thước của khổ giấy B9 là 44×62 mm.
Kích thước của khổ giấy B10 là 31×44 mm.
Kích thước của khổ giấy B11 là 22×31 mm.
Kích thước của khổ giấy B12 là 15×22 mm.

Kích thước các khổ giấy b

Kích thước các khổ giấy C

Cũng tương tự các loại khổ giấy A và B. Khổ giấy C thông thường ít được sử dụng trong in ấn hơn. Nhưng đây cũng là một trong những loại kích thước quy chuẩn của các khổ giấy.
Kích thước của khổ giấy C0 là 917×1297 mm.
Kích thước của khổ giấy C1 là 648×917 mm.
Kích thước của khổ giấy C2 là 458×648 mm.
Kích thước của khổ giấy C3 là 324×458 mm.
Kích thước của khổ giấy C4 là 229×324 mm.
Kích thước của khổ giấy C5 là 162×229 mm.
Kích thước của khổ giấy C6 là 114×162 mm.
Kích thước của khổ giấy C7 là 81×114 mm.
Kích thước của khổ giấy C8 là 57×81 mm.
Ngoài các khổ giấy A, B, C như chúng ta nói ở trên. Nhưng trên thế giới còn có thêm 2 loại khổ giấy nữa đó chính là khổ giấy D và E. Nhưng hiện tại ở Việt Nam chúng ta thì không có sử dụng đến 2 loại loại kích thước khổ giấy này. Vì thế trong bài viết này mình sẽ không đề cập đến 2 kích thước của loại khổ giấy D và E này.

Kích thước các loại khổ giấy c

3. Vì sao có các loại kích thước các khổ giấy?

Kích thước các khổ giấy dùng trong in ấn được sử dụng để in trên các dòng máy in và máy photocopy đều sử dụng chung 1 loại giấy quy chuẩn đó chính là các loại giấy khổ: A1, A2, A3, A4, A5… Đây là một số loại khổ giấy thông dụng nhất.
Vậy tại sao chúng ta phải sử dụng một loại kích thước quy chuẩn như vậy? Thì câu trả lời đó chính là, mỗi thiết bị đều cần phải thực hiện đúng các quy chuẩn riêng để có thể sử dụng phổ biến nhất. Các loại khổ giấy cũng vậy, chúng ta cần phải tuân theo các kích thước quy chuẩn để có thể sử dụng một cách phổ biến nhất.
Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476. Do Viện tiêu chuẩn Đức (Deutsche Institut für Normung – DIN) đưa ra năm 1922. Song song với tiêu chuẩn này còn có các hệ thống khác như tại Hoa Kỳ hay Canada.
Trên đây là những chia sẻ về khổ giấy mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Tùy vào mục đích sử dụng để ta chọn được khổ giấy phù hợp với mình nhất. 

Xem thêm bài viết: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dây cuốn rơm

  Rơm rạ được coi là một nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Bởi vậy mà trong quá trình thu hoạch rơm rạ, người nông dân sẽ cần sử ...