Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Giấy nhám là gì? Các loại giấy nhám

 Trên thị trường có nhiều loại giấy nhám, độ nhám phụ thuộc vào từng loại khác nhau. Để biết được điều đó, người mua cần tìm hiểu kỹ về thông tin và mục đích sử dụng của từng loại giấy nhám. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thông tin về giấy nhám là gì và các loại giấy nhám đánh bóng nào trên thị trường. Từ đó, người mua biết cách lựa chọn giấy nhám phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng.

1. Giấy nhám là gì?

Giấy nhám được sử dụng nhiều trong các ngành sản xuất bởi khả năng đánh bóng, bào mòn các vật liệu nhựa, gỗ, kim loại, kính,... Nhờ việc sử dụng giấy nhám trong sản xuất mà các bề mặt vật liệu được đánh bóng và làm mịn nhanh chóng.

Giấy nhám đang được sử dụng ngày càng nhiều vì khả năng mài mòn đối với hầu hết các bề mặt vật liệu. Giấy nhám cũng có cấu tạo vô cùng đặc biệt và được phân làm nhiều loại trong sản xuất.

Giấy nhám là gì?

Cấu tạo của các loại giấy nhám

Cấu tạo của các loại giấy nhám khá đặc biệt với cấu tạo gồm 3 thành phần gồm hạt nhám, keo dính và phần vải. Cụ thể:

  • Hạt nhám: Đây được coi là thành phần quan trọng và không thể thiếu trong các loại giấy nhám. Hạt nhám hay chính là hạt mài, giúp mài mòn vật liệu dễ dàng và hiệu quả. Trên thị trường xuất hiện nhiều loại giấy nhám với các hạt mài được làm bằng garnet, oxit nhôm, emery, alumina-zirconia.

  • Keo dính: Lớp ở giữa là lớp keo dính có công dụng kết dính phần hạt nhám với phần vải để tạo nên một giấy nhám hoàn chỉnh. Lớp keo dính này rất chắc chắn giúp cố định các hạt mài để tạo độ kết dính săn chắc khi mài mòn lên vật liệu.

  • Phần vải: Như đã nói, phần vải là lớp nền cho các hạt mài liên kết với nhau. Một số nhà sản xuất giấy nhám sử dụng chất liệu giấy thay vải.

>> Xem thêm các sản phẩm: Chỉ may bao, chỉ khâu bao bì

 

Thành phần của giấy nhám

 

2. Có các loại giấy nhám đánh bóng nào?

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại giấy nhám đánh bóng. Mỗi loại lại mang những đặc điểm riêng. Các loại giấy nhám được phân thành các loại dựa trên các yếu tố sau:

Phân loại giấy nhám theo độ cát

Giấy nhám được phân loại dựa trên độ cát từ ít đến nhiều. Điều này giúp cho giấy nhám thực hiện công việc nhanh hay lâu dựa vào độ cát. Cụ thể:

  • Độ cát P40: Với độ cát này giấy nhám giúp mài mòn bề mặt thô ráp của chất liệu gỗ với độ làm phẳng tương đối.

  • Độ cát P80: Cũng là một loại giấy nhám phá với độ cát là P80 giúp đánh bóng và làm mòn vật liệu ở mức độ mịn hơn so với độ cát P40 một chút.

  • Độ cát P180: Hỗ trợ làm mài mòn bề mặt vật liệu ở mức mịn để có thể lót PU hiệu quả.

  • Độ cát 240: Ở độ cát này, giấy nhám giúp thực hiện xả lót PU trong toàn bộ quá trình sơn phủ lên bề mặt của sản phẩm.

  • Độ cát P320: Khác với các loại trên, giấy nhám độ cát P320 là loại giấy nhám xả khiến cho độ mịn rất cao.

  • Độ cát P400: Được đánh giá là loại có độ làm mịn lớn nhất hiện nay và có thể sử dụng trong trường hợp bề mặt sản phẩm đòi hỏi cần có độ mịn cao.

Các loại giấy nhám có độ cát càng lớn thì quá trình sử dụng sẽ khiến giấy nhám nhanh hết cát. Tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu mà người mua nên lựa chọn loại giấy phù hợp để vừa tiết kiệm lại hiệu quả.

Giấy nhám theo độ cát

Giấy nhám được phân loại theo chức năng

Ngoài cách phân loại giấy nhám theo độ cát thì các loại giấy nhám còn được phân loại theo chức năng. Khi phân loại theo chức năng bao gồm các loại giấy nhám sau:

  • Giấy nhám thùng: Đây là loại giấy nhám được sản xuất chuyên biệt cho quá trình hoạt động của các loại máy nhám thùng. Dành riêng cho việc làm phẳng mịn bề mặt vật liệu, đặc biệt là vật liệu gỗ tự nhiên.

  • Giấy nhám cuộn: Tính chất của loại giấy nhám này là được sản xuất tạo thành từng băng nhỏ kiểu như cuộn rời nhau. Sử dụng trong trường hợp đối với các loại máy cầm tay, điển hình như máy chà nhám cạnh, máy chà nhám tăng, hay máy bavia.

  • Giấy nhám tờ: Là loại giấy nhám thường được dùng nhằm mục đích chà nhám cho mặt phẳng thủ công hoặc có thể dùng với loại máy rung cầm tay. Phục vụ vào quá trình sơn PU giúp cho bề mặt vật liệu kim loại phẳng mịn.

Giấy nhám theo chức năng

Bài viết đã giới thiệu về giấy nhám và các loại giấy nhám. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng giấy nhám vào phục vụ mục đích sản xuất và làm mài mòn các vật liệu thì nên tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn đúng sản phẩm. Sử dụng đúng loại giấy nhám vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí lại đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Xem thêm: 

>> Bao bì đựng gạo đẹp 

>> Bao bì sinh học là gì? Các vật liệu sản xuất bao bì sinh học


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dây cuốn rơm

  Rơm rạ được coi là một nguyên liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Bởi vậy mà trong quá trình thu hoạch rơm rạ, người nông dân sẽ cần sử ...